“Do cái này có nên cái kia có Do cái này không nên cái kia không Do cái này sinh nên cái kia sinh Do cái này diệt nên cái kia diệt”. Dưới ánh sáng lý tính duyên khởi trùng trùng vô tận, Phật giáo nhìn thế giới hiện tượng như một dòng chảy mênh mông liên tục gồm những sự kiện nối kết với nhau, nương tựa lên nhau và cùng tác động lẫn nhau, cùng sinh thành, cùng tồn tại và cùng hoại diệt. Trong khi đó vì giới hạn của nhận thức và khát vọng sinh tồn thúc bách bởi động cơ tham dục nên cách thế mà chúng ta nhìn về dòng chảy này hình như chỉ còn cô đọng lại trong một vài khía cạnh của vũ trụ bất khả phân. Cũng từ đó đã tạo cho ta cái ảo tưởng rằng có những thực thể độc lập, tách biệt nhau và tách rời khỏi con người. Con người tự đặt mình là chủ thể, thậm chí là chúa tể muôn loài để thực hiện ý chí tự do vô hạn đầy cuồng si, kiêu mạn hợm hĩnh của mình: “ thay trời làm mưa, vắt đất thành cơm…”. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã mô tả cái thế giới hiện tượng như thế trong một cảm x...