Skip to main content

Tìm hiểu hệ thần kinh thực vật

A. Đại cương
- Hệ thần kinh thực vật (còn gọi là hệ thần kinh tự động) chuyên điều khiển các hoạt động ngoài ý muốn, có vai trò điều hoà chức phận của nhiều cơ quan, hệ thống, để cho giới hạn sống của cơ thể giữ được sự ổn định trong môi trường sống luôn luôn thay đổi.
- Hệ thần kinh thực vật hình thành từ những trung tâm trong não và tuỷ sống, từ đó xuất phát những sợi thần kinh tới các tạng, mạch máu và cơ nhẵn. Trước khi tới cơ quan thu nhận, các sợi này đều dừng ở một sinap tại hạch. Vì vậy, có sợi trước hạch (tiền hạch) và sợi sau hạch (hậu hạch). Khác với những bộ phận do hệ thần kinh trung ương điều khiển, các cơ quan do hệ thần kinh thực vật chi phối vẫn có thể hoạt động tự động khi cắt các sợi thần kinh đến chúng. 
- Hệ thần kinh thực vật được chia thành 2 hệ là Hệ giao cảm và Hệ phó giao cảm.
B. Giải phẫu của hệ thần kinh thực vật
I. Chức phận sinh lý của hệ thần kinh thực vật
1. Chức phận sinh lý: Chức phận sinh lý của hai hệ giao cảm và phó giao cảm trên các cơ quan nói chung là đối kháng nhau trên các receptor.
Thí dụ: Trên mắt, kích thích giao cảm làm co đồng tử, còn kích thích phó giao cảm làm giãn đồng tử. Trên tim, kích thích giao cảm làm tăng tần số, tăng biên độ co bóp, còn kích thích phó giao cảm làm giảm tần số và giảm biên độ co bóp...(tham khảo dược lý lâm sàng trang 74 và xem lại sinh lý học)
2. Sinap và chất trung gian hoá học
- Những chất hoá học được tiết ra ở đầu mút của các dây thần kinh (trung ương và thần kinh thực vật) khi bị kích thích, làm trung gian cho sự dẫn truyền giữa các dây tiền hạch với hậu hạch hoặc giữa dây thần kinh với cơ quan thu nhận, gọi là chất trung gian hoá học (TGHH).
- Tín hiệu thần kinh được truyền từ nơron này sang nơron khác qua các "khớp " nơron, gọi là sinap. Tận cùng trước sinap là các cúc tận cùng trong có các bọc nhỏ chứa chất trung gian hoá học, giữa cúc tận cùng và thân của nơron sau là khe sinap rộng 200 - 300 A0 (angstron)
Các chất trung gian hoá học ở hệ thần kinh thực vật gồm:
  + Chất trung gian hoá học ở hạch giao cảm, hạch phó giao cảm và hậu hạch phó giao cảm là Acetylcholin (Ach).
  + Chất trung gian hoá học ở hậu hạch giao cảm là Catecholamin (noradrenalin và adrenalin). 
  + Chất trung gian hoá học được tổng hợp ngay tại tế bào thần kinh, được lưu giữ ở dạng phức hợp trong các hạt đặc biệt ở ngọn thần kinh. Dưới tác dụng của những luồng xung tác thần kinh, từ các hạt dự trữ chất trung gian hoá học được giải phóng ra dạng tự do, có hoạt tính gắn vào các receptor. Sau tác dụng chúng được thu hồi lại vào chính nơi giải phóng hoặc bị phá huỷ nhanh bởi các enzym đặc hiệu:
Acetycholin bị Cholinesterase thuỷ phân.
Noradrenalin và Adrenalin bị oxy hoá và khử amin bởi COMT (cathechol - oxy - methyl - transferase) và MAO (mono - amin - oxydase).
Các trường hợp đặc biệt
  + Dây giao cảm tới tuỷ thượng thận không đi qua hạch. Ở tuỷ thượng thận dây này tiết ra Acetylcholin để kích thích tuyến tiết ra Adrenalin. Vì vậy, tuỷ thượng thận được coi như một hạch giao cảm khổng lồ.
  + Các dây hậu hạch giao cảm chi phối tuyến mồ hôi lẽ ra phải tiết ra Adrenalin, nhưng lại tiết ra Acetylcholin.
  + Các dây thần kinh vận động đi đến các cơ xương (thuộc thần kinh trung ương) cũng tiết ra Acetylcholin.
  + Trong não, xung tác giữa các nơron cũng nhờ Acetylcholin. Ngoài ra còn có những chất trung gian hoá học khác như Serotonin, Catecholamin, Acid gama – amino - butyric (GABA)...

II. Phân loại theo dược lý
- Hoạt động của hệ thần kinh là nhờ chất trung gian hoá học. Cách phân loại theo giải phẫu và chức năng sinh lý không nói được đầy đủ và chính xác tác dụng của thuốc. Vì vậy, căn cứ vào chất TGHH được tiết ra và tác dụng trên các loại R của hệ thần kinh thực vật, dược lý học phân chia hệ thần kinh thực vật thành 2 hệ: 
1. Hệ Cholinergic:
+ Hệ phản ứng với chất trung gian hoá học là Acetylcholin gọi là hệ Cholinergic, gồm hạch e, hạch e/, hậu hạch e/ , tấm vận động cơ vân và một số vùng trên thần kinh trung ương. 
Hệ Cholinergic được chia thành hai hệ nhỏ:
a. Hệ M
* Hệ nhận các dây hậu hạch phó giao cảm (tim, cơ trơn và tuyến ngoại tiết), ngoài bị kích thích bởi Acetylcholin, còn bị kích thích bởi Muscarin và bị ngừng hãm bởi Atropin, nên được gọi là hệ cảm thụ với Muscarin hay hệ muscarinic (viết tắt: hệ M).
b. Hệ N
* Hệ nhận các dây tiền hạch giao cảm, tiền hạch phó giao cảm, ngoài bị kích thích bởi Acetylcholin, còn bị kích thích bởi Nicotin, nên được gọi là hệ cảm thụ với Nicotin hay hệ Nicotinic (viết tắt: hệ N).
Hệ này phức tạp, gồm hạch giao cảm và hạch phó giao cảm, tuỷ thượng thận, xoang động mạch cảnh (bị ngừng hãm bởi hexametoni) và tấm vận động của cơ vân thuộc hệ thần kinh trung ương (bị ngững hãm bởi d - tubocurarin).
Hệ Cholinergic có 2 loại receptor là M và N.
2. Hệ Adrenergic
+ Hệ phản ứng với Adrenalin gọi là hệ Adrenergic, nhận các dây hậu hạch giao cảm. 
Hệ này có 2 loại receptor là a và b.
• Receptor a gồm a1 và a2
a1 có ở cơ trơn mạch máu, cơ trơn niệu dục, gan, cơ trơn đường tiêu hoá và tim, khi kích thích a1 gây co mạch, tăng huyết áp, co cơ trơn niệu dục, tăng huỷ glycogen ở gan.
a2 có ở tế bào b đảo tuỵ, ở tiểu cầu, tận cùng thần kinh và cơ trơn mạch máu, khi kích thích a2 làm giảm giải phóng noradrenalin từ nơron giao cảm, giảm tiết renin, gây hạ huyết áp ( a2 có nhiều ở thần kinh trung ương).
• Receptor b gồm b1, b2 và b3:
b1 có ở tim và tế bào cận cầu thận, khi kích thích b1 làm tăng tần số, tăng biên độ co bóp tim và tăng dẫn truyền nhĩ thất, tăng tiết renin.
b2 có ở cơ trơn (mạch máu, khí quản, ruột), khi kich thích b2 làm giãn cơ trơn, huỷ glycogen và tân tạo glycogen ở gan
b3 có ở mô mỡ, khi kích thích b3 được gây huỷ lipid ở mô mỡ 
Phân loại các thuốc tác dụng trên hệ thần kinh thực vật
Thuốc tác dụng trên hệ thần kinh thực vật được chia thành 2 loại sau:
  + Các thuốc tác dụng trên hệ cholinergic gồm:
    * Thuốc kích thích hệ M và thuốc ngừng hãm hệ M.
    * Thuốc kích thích hệ N và thuốc ngừng hãm hệ N.
  + Các thuốc tác dụng trên hệ adrenergic gồm:
    * Thuốc cường hệ adrenergic (cường a và b, cường a , cường b)
    * Thuốc huỷ hệ adrenergic (huỷ giao cảm và huỷ adrenalin)
- Các thuốc kích thích có thể tác dụng theo những cơ chế:
  + Tăng tổng hợp chất TGHH.
  + Phong toả enzym phân huỷ chất TGHH.
  + Ngăn cản thu hồi chất TGHH về ngọn dây thần kinh.
  + Kích thích trực tiếp các receptor.
- Các thuốc ức chế có thể tác dụng theo các cơ chế:
  + Ngăn cản tổng hợp chất TGHH.
  + Ngăn cản giải phóng chất TGHH.
  + Phong toả tại receptor.

Comments

Popular posts from this blog

Ta Là Cái Đó - I Am That: Một cuốn sách tuyệt vời.

Rất nhiều tôn giáo và hệ thống triết học tự nhận đã đem lại ý nghĩa cho cuộc sống của nhân loại, nhưng tự thân các giáo điều và triết thuyết vẫn có những giới hạn  nhất định. Những nhà lập thuyết và chủ trương của các tôn giáo và triết thuyết đã vận dụng những ngôn từ hoa mỹ để trình bày các đức tin và ý thức hệ truyền thống của họ về thần học hay triết học, tuy nhiên,  không kinh điển nào có thể thay thế được sự hiện diện của đích thân Đạo sư. Chỉ khi nào Đạo sư trực thuyết với chúng ta thì ngôn từ mới trọn vẹn ý nghĩa.  Trong sự hiện diện của Đạo sư những biên giới cuối cùng do tâm vẽ ra đều biến mất. Sri NisargadatTa Maharaj đích thực là một Đạo sư như thế. Ông không thuyết giảng giáo điều kinh điển mà chỉ ra một cách chính xác những gì người tìm kiếm cần. Thực tại bắt nguồn nơi ông là bất khả chiếm đoạt, tuyệt đối và đích thực. Sau khi chứng nghiệm sự thật những gì Sri NisargadatTa Maharaj chỉ giáo trong “I Am That” nhiều người từ phương Tây đã đến gặp ông để t...

Nói qua một chút về cái toàn thể và trật tự ẩn của David Bohm

Thế hệ các nhà vật lý ngày nay bị ấn tượng với những thành quả đáng kinh ngạc của vật lý lượng tử, từ vũ khí hạt nhân đến laser. Họ bận rộn áp dụng cơ học lượng tử vào các lĩnh vực mà những tác giả nguyên thủy của nó không bao giờ tưởng tượng ra. Chẳng hạn, Stephen Hawking đã sử dụng lí thuyết ấy để mô tả sự hình thành của các hạt cơ bản từ các lỗ đen và lập luận rằng vũ trụ thành hình từ vụ nổ trong một sự kiện cơ học lượng tử. Trong hơn 30 năm đi ngược lại với xu thế phát triển của vật lý hiện đại, sự phản đối của David Bohm đối v ới những nền tảng của cơ học lượng tử đã dần kết hợp lại thành một sự mở rộng cho lý thuyết ấy, biến nó trở thành một cách nhìn nhận mới mẻ về thực tại. Với niềm tin rằng, bản chất của vật thể không thể quy giản về các mảnh (fragment) hay hạt (particle), ông biện minh cho cách nhìn toàn thể (holistic view) về vũ trụ. Ông yêu cầu ta cần phải học cách nhìn nhận vật chất và cuộc sống như một toàn thể (whole), lĩnh vực nhất quán mà ông gọi là trật tự ẩn (i...

10 Thể Nghiệm Thần Kỳ Nhất - 1 Giây Trước Khi Chết Con Người Rút Cuộc là Sẽ Nhìn Thấy gì?

Tiến sĩ Raymond Moody, nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ đã nghiên cứu 150 trường hợp trải qua trạng thái “chết lâm sàng” sau đó hồi sinh trở lại. Sau khi tập hợp những nghiên cứu trong vài thập kỷ ông đã xuất bản cuốn “Hồi ức về cái chết” nhằm giúp con người vạch ra chân tướng của cái chết. Có một sự tương đồng không thể xem nhẹ trong lời kể của những người đã “trải nghiệm cận kề cái chết” này, đại khái có thể quy về mười điểm sau: 1. Biết rõ về tin mình sẽ chết  – Họ tự mình nghe thấy bác sĩ hoặc người khác có mặt tại nơi đó tuyên bố rõ ràng về cái chết của mình. Anh ấy sẽ cảm thấy cơ thể trở nên yếu ớt đến cùng cực. 2. Trải nghiệm niềm vui  – ” Trải nghiệm cận kề cái chết ” ban đầu sẽ có cảm giác yên bình và thanh thản, khiến con người thấy vui sướng. Đầu tiên sẽ cảm thấy đau, nhưng nỗi đau này chỉ lóe lên rồi qua đi, sau đó sẽ thấy mình lơ lửng trong một không gian tăm tối, một cảm giác dễ chịu mà chưa từng được trải nghiệm bao bọc lấy anh. 3, Âm thanh kỳ...