Nhiều người khi tìm hiểu Phật Giáo đã đặt
ra những câu hỏi xa vời như: Niết Bàn là gì? Làm sao biết có kiếp sau? Vũ trụ
do đâu mà hiện hữu? Con người từ đâu đến và sau khi chết họ sẽ đi về đâu? v.v.
Nhưng ít khi họ nghĩ đến những vấn đề thiết thực như: Đạo Phật có đáp ứng được
những nguyện vọng của chúng ta trong hiện tại không? Đối với Đạo Phật, làm thế
nào để sống một đời sống hạnh phúc? Đạo Phật có chủ trương xây dựng một xã hội
lành mạnh hay không?
Niết bàn là tuyệt đối, siêu việt thì
chúng ta làm sao dùng những lời lẽ, những danh từ tương đối, chủ quan để bàn
cãi được? Nhiều cuốn sách viết về Niết bàn, Phật tánh v.v. đã cho chúng ta thấy
càng bàn luận, vấn đề càng bị hạn hẹp, khô cứng trong rừng ngôn từ ước định. Có
khi còn làm vấn đề sai lạc khiến cho độc giả hiểu lầm nữa là khác.
Vậy thì các
khái niệm đã nói về Niết Bàn như thế nào: Niết-bàn là mục đích tu hành, cứu cánh của mọi trường phái Phật giáo.
Trong đạo Phật nguyên thủy, Niết-bàn được xem là đoạn diệt Luân hồi, là sự
tận diệt gốc rễ của ba nghiệp bất thiện tham, sân và si. Niết-bàn không còn chịu
sự tác động của nghiệp, không còn chịu quy luật nhân duyên. Vô vi. Đặc
tính của nó là thiếu vắng sự sinh, thành, hoại, diệt. Niết-bàn là sự thống nhất
với cái nhất thể tuyệt đối, sự bình đẳng của chúng sinh. Sự thống nhất của luân
hồi với “dạng chuyển hóa” của nó. Ở đây Niết-bàn được xem như sự lưu trú trong
tính tuyệt đối, sự an lạc khi mình cùng một thể với tuyệt đối, khi mình giải
thoát khỏi mọi ảo giác, mọi biến tướng, mọi tham ái. Niết-bàn là sự hủy diệt
các vướng mắc và tham ái thế tục, như cơ sở của sự hợp nhất với cái tuyệt đối,
với Thượng đế. Niết-bàn không tách rời với thế giới này mà chính là sự trực ngộ
được thể tính của Tâm, là thể tính của con người, thể tính của Phật.
Niết-bàn nằm trong tính Không, đó là sự “chấm dứt cái thiên hình vạn trạng”,
cái chấm dứt đó là sự vắng bóng của mọi ràng buộc thế gian. Niết-bàn là sự thống
nhất với Chân như không diễn tả được, là cái luôn luôn hiện hữu,
nhưng không ai nhận biết. Niết-bàn và sinh tử không hề khác nhau, đứng trên
phương diện lí tính tuyệt đối mà nói. Chính cái thức vô minh của chúng ta ngăn
cản không cho nhận ra cái lí tính tuyệt đối đó. Thực hiện Niết-bàn phải thông
qua trí huệ và vì vậy, có khi Niết-bàn được xem là đồng nghĩa với trí huệ
bát-nhã. Niết-bàn và trí huệ chỉ là hai mặt của một cái duy nhất. Niết-bàn là
trạng thái của một người đã đạt trí huệ bát-nhã, đã đạt tri kiến về Tâm và ngược
lại Bát-nhã là trí huệ của một người đã chứng đắc Niết-bàn.
Do trình
độ giác ngộ khác nhau nên Niết Bàn được chia ra làm bốn loại:
1. Niết Bàn Hữu Dư Y: Niết
Bàn đã dứt sạch phiền não vọng hoặc trong ba cõi, nhưng còn thân của nghiệp báo
dư thừa.
2. Niết Bàn Vô Dư Y: Niết
Bàn đã dứt sạch phiền não hữu lậu và không còn mang thân của nghiệp báo (dứt hết
uẩn thân).
3. Niết Bàn Tự Tánh: Niết
Bàn tự tánh sẵn có của chúng sanh, nó vốn sẵn có tánh Niết Bàn không phải tu tập
mới có. Như mặt gương tánh vốn sạch không phải đợi lau chùi mới hiện.
4. Niết Bàn Vô Trụ Xứ: Niết
Bàn không nơi chỗ. Các vị Bồ Tát khi giác ngộ, lao mình trong lục đạo giáo hóa
chúng sanh, lấy sự sanh tử của chúng sanh làm cảnh giới. Tuy ra vào sanh tử
nhưng lúc nào cũng tự tại vô ngại.
Hai loại Niết Bàn trên là của hàng Nhị thừa, hai
loại Niết Bàn dưới chỉ riêng hàng Đại thừa mới có.
Thuyết
đa thân liên quan với Niết Bàn ra sao?
Con người gồm có 2 phần, phần thể chất và phần
tinh thần. Phần thể chất, tức là phần hình tướng bên ngoài. Mô tả và giải nghĩa đại loại như sau:
Phác đồ trên nhằm biểu thị:
1.
Tâm con người gồm 2
phần, phần phản ứng bề mặt, hoàn toàn tự động và phần ý thức. Phần phản ứng bề
mặt cũng gồm 2 phần nhỏ: 1. Phần phản ứng bản
năng (sơ khai, máy móc, loài vật nào cũng
có) đã được lập trình sẵn cho cơ thể, như: Đói ăn, khát uống, nóng kiếm chỗ
mát, lạnh kiếm chỗ ấm, ăn uống xong thì phải thải, truyền giống.. 2. Phần phản ứng nâng cao: Chỉ có sau khi tích lũy kinh
nghiệm từ môi trường xã hội, môi trường sống, như: Đói, khát, nóng, lạnh, truyền
giống, thải.. cũng phải nhìn trước, nhìn sau, tùy tình hình để thực hiện cho
phù hợp với quy định chung của môi trường xã hội mình đang sống..
2.
Phân tích thêm mục 2
nhỏ của phần 1 trên, ta thấy, đa phần phản ứng của cá nhân với xã hội, phần vô
thức lấn phần ý thức, nguyên do là vì quá tập trung ý thức vào một công việc
nào đó, ý thức vào cái cụ thể. Một nguyên do khác cũng thường xảy ra là, ta chỉ
ý thức vào một cái cụ thể nào đó chỉ được lúc đầu, lúc sau chỉ là các hoạt động
vô ý thức, phản ứng máy móc theo những gì mình đã được học (theo kiểu phản xạ có điều kiện của Pavlov). Tình trạng nóng giận, bảo thủ cố chấp, thường xuyên ân hận về những
việc mình đã làm.. là những biểu hiện của những hành động thiếu ý thức như nói
trên.
3.
Phần thứ 2 là phần ý
thức. Phần này là phần khó hình dung nhất, hầu như ai cũng tưởng mọi việc mình
làm đều có ý thức, thật ra không phải, vì những việc gì mà khi ta làm có tình
trạng bị cuốn theo, mê mải làm, hay quên mất chính mình đều là hiện tượng mất ý
thức. Ý thức là phải được tách ra có khoảng cách với những việc ta đang làm.
Khi ăn cơm ta như một người khác đang thấy ta đưa cơm vào mồm, miệng nhai, nước
miếng tiết ra, thấy vị ngọt của cơm.. đấy là ăn cơm có ý thức. Việc thường
xuyên tách ra khỏi bề mặt (phần bản năng) để chứng kiến các phản ứng của bề mặt
sẽ tạo cho chúng ta thói quen sử dụng ý thức. Khi thường xuyên chứng kiến mọi
biến động ngoài tâm sẽ làm tâm yên tịnh lại.
4.
Phần 3 phần Chân
Tâm, Ý Thức Vũ Trụ.. phần này tồn tại một cách lặng lẽ, tràn đầy trong từng
chúng sinh, vạn vật, khắp vũ trụ, không sinh ra, không mất đi.. phần này là phần
khó nhận thấy nhất, tuy nhiên cũng có thể nhận ra bằng cách sau: Thường xuyên
tách phần ý thức ra để thành phần chứng kiến các biến động ở bề mặt, biến động
trong tâm cũng như các biến động ngoài tâm thấy biết mọi phản ứng của tâm (phần
bề mặt) với những biến động xung quanh. Việc chỉ ý thức vào những phản ứng của
tâm mà không can thiệp vào các biến động đó sẽ làm ý thức ngày càng hiện rõ
lên. Để ý vào việc tách ý thức ra để dõi tâm ta sẽ thấy xuất hiện 2 tình trạng
sau: 1. Ý thức sẽ bị mất khi ta tập trung ý thức cố định vào một
vị trí nào đó, do ý thức đã bị nhập chung vào đối tượng mà ta đang focus. Khi
ta tách ý thức ra đồng nghĩa với việc ta không focus vào cái cụ thể, mà thuần
túy chỉ là ý thức, ý thức vào cái toàn thể. Ý thức vào cái toàn thể sẽ làm cho
mọi hoạt động của tâm tĩnh dần lại, mọi ý niệm, khái niệm, phân tích, so sánh..
nói chung là các hoạt động của cái đầu bị tắt hẳn. ý thức toàn thể đó tạo thành
hiện tượng rất lạ là ta tưởng đang hướng vào cảnh nhưng thật ra lại đang thấy
phía trong ta. Người đang ý thức và cảnh thành một 2. Khi
các hoạt động của tâm tĩnh lại, chỉ tồn tại ý thức thuần túy, ý thức cái toàn
thể, ý thức bất ngờ xảy ra tình trạng lật ngược, đó là việc ý thức vào vùng đối
nghịch với phần bề mặt, khu vực của tâm, để ý thức vào chính nó, cùng cái vùng
tĩnh lặng mà đó đang nằm trong. Cái vùng ai cũng biết đó là Chân Tâm, là Niết
Bàn.. nhưng thật sự ta biết được, trực nghiệm được nó chỉ khi ta đưa ý thức của
ta nhập chung vào.
(Còn tiếp)
Comments
Post a Comment