Skip to main content

Phát hiện nơi giữ linh hồn trong não người?

Các nhà khoa học tuyên bố đã tìm thấy một công tắc "bật - tắt" trong bộ não, có thể đưa con người bước vào hoặc thoát khỏi trạng thái tỉnh táo, có ý thức.

Tiến sĩ Mohamad Koubeissi và các cộng sự đến từ Đại học George Washington (Mỹ) đã nghiên cứu một bệnh nhân động kinh và phát hiện các xung điện của một vùng não nhất định khiến bà "ngủ lịm" trong những thời điểm lặp đi lặp lại. Chấm dứt kích thích bộ não đã đưa nữ bệnh nhân này thoát khỏi trạng thái thực vật, và bà không có bất kỳ hồi ức nào về những gì vừa xảy ra.

Sự tỉnh táo là trạng thái nhận thức được môi trường xung quanh mình. Sự thiếu tỉnh táo thường gắn với việc ngủ. Mặc dù vậy, cơ chế hoạt động của sự tỉnh táo, có ý thức hiện vẫn còn đôi chút bí ẩn, do nguyên nhân chính xác cho việc tại sao chúng ta ngủ và cách thức diễn ra quá trình đó vẫn còn là chủ đề gây tranh cãi.


Các nhà nghiên cứu đã phát hiện công tắc "bật - tắt" trạng thái tỉnh táo, có ý thức của con người trong vùng hạch nền của bộ não. (Ảnh: Corbis)

Vì vậy, khám phá mới về công tắc bật - tắt trạng thái tỉnh táo có thể vô cùng hữu ích trong các lĩnh vực y học nhất định.

Theo trang New Scientist, trong thử nghiệm lâm sàng, nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Koubeissi đã sử dụng biện pháp kích thích não sâu tần số thấp để cố gắng giúp làm giảm các cơn động kinh ở bệnh nhân. Họ khám phá ra rằng, biện pháp này hiệu quả đến 92% và không làm tổn hại đến trí nhớ của bệnh nhân.

Tuy nhiên, khi chuyển sang sử dụng các xung điện tần số cao, nhóm nghiên cứu đã phát hiện một hiệu ứng thú vị. Kết quả của việc kích thích vùng hạch nền (claustrum), một mảng tế bào thần kinh mỏng nằm ở khu vực phía dưới của trung tâm bộ não, của nữ bệnh nhân động kinh 54 tuổi đã khiến bà mất ý thức.

Điều này đồng nghĩa, bệnh nhân không hồi đáp các mệnh lệnh và chỉ ngây nhìn vào không gian, trong khi nhịp thở chậm lại.


Vùng hạch nền (claustrum) là một mảng tế bào thần kinh mỏng nằm ở khu vực phía dưới của trung tâm bộ não. (Ảnh: Daily Mail)

Khi các chuyên gia chấm dứt việc kích thích vùng hạch nền, bệnh nhân đã tỉnh táo trở lại và hoàn toàn không nhận biết được những gì mới xảy ra. Trong thời gian 2 ngày, mỗi lần vùng hạch nền nhận kích thích, điều tương tự lại xảy ra. Kết quả nghiên cứu thêm xác thực, đây không phải là tác dụng phụ của cơn động kinh.

Tiến sĩ Koubeissi ví hiệu ứng trên giống như việc khởi động một chiếc xe hơi bằng chìa khóa. Khám phá được kỳ vọng có thể ứng dụng để giúp những người bị kẹt trong trạng thái ít tỉnh táo, chẳng hạn như người bị hôn mê, hồi phục trạng thái có ý thích nhờ kích thích vùng hạch nền.

Các nhà nghiên cứu tiết lộ, bước tiếp theo, họ sẽ thử kích thích não của những bệnh nhân khác để xem vùng hạch nền đóng vai trò gì trong sự tỉnh táo của chủ thể.

Theo Vietnamnet, Daily Mail

Comments

Popular posts from this blog

Ta Là Cái Đó - I Am That: Một cuốn sách tuyệt vời.

Rất nhiều tôn giáo và hệ thống triết học tự nhận đã đem lại ý nghĩa cho cuộc sống của nhân loại, nhưng tự thân các giáo điều và triết thuyết vẫn có những giới hạn  nhất định. Những nhà lập thuyết và chủ trương của các tôn giáo và triết thuyết đã vận dụng những ngôn từ hoa mỹ để trình bày các đức tin và ý thức hệ truyền thống của họ về thần học hay triết học, tuy nhiên,  không kinh điển nào có thể thay thế được sự hiện diện của đích thân Đạo sư. Chỉ khi nào Đạo sư trực thuyết với chúng ta thì ngôn từ mới trọn vẹn ý nghĩa.  Trong sự hiện diện của Đạo sư những biên giới cuối cùng do tâm vẽ ra đều biến mất. Sri NisargadatTa Maharaj đích thực là một Đạo sư như thế. Ông không thuyết giảng giáo điều kinh điển mà chỉ ra một cách chính xác những gì người tìm kiếm cần. Thực tại bắt nguồn nơi ông là bất khả chiếm đoạt, tuyệt đối và đích thực. Sau khi chứng nghiệm sự thật những gì Sri NisargadatTa Maharaj chỉ giáo trong “I Am That” nhiều người từ phương Tây đã đến gặp ông để t...

Nói qua một chút về cái toàn thể và trật tự ẩn của David Bohm

Thế hệ các nhà vật lý ngày nay bị ấn tượng với những thành quả đáng kinh ngạc của vật lý lượng tử, từ vũ khí hạt nhân đến laser. Họ bận rộn áp dụng cơ học lượng tử vào các lĩnh vực mà những tác giả nguyên thủy của nó không bao giờ tưởng tượng ra. Chẳng hạn, Stephen Hawking đã sử dụng lí thuyết ấy để mô tả sự hình thành của các hạt cơ bản từ các lỗ đen và lập luận rằng vũ trụ thành hình từ vụ nổ trong một sự kiện cơ học lượng tử. Trong hơn 30 năm đi ngược lại với xu thế phát triển của vật lý hiện đại, sự phản đối của David Bohm đối v ới những nền tảng của cơ học lượng tử đã dần kết hợp lại thành một sự mở rộng cho lý thuyết ấy, biến nó trở thành một cách nhìn nhận mới mẻ về thực tại. Với niềm tin rằng, bản chất của vật thể không thể quy giản về các mảnh (fragment) hay hạt (particle), ông biện minh cho cách nhìn toàn thể (holistic view) về vũ trụ. Ông yêu cầu ta cần phải học cách nhìn nhận vật chất và cuộc sống như một toàn thể (whole), lĩnh vực nhất quán mà ông gọi là trật tự ẩn (i...

10 Thể Nghiệm Thần Kỳ Nhất - 1 Giây Trước Khi Chết Con Người Rút Cuộc là Sẽ Nhìn Thấy gì?

Tiến sĩ Raymond Moody, nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ đã nghiên cứu 150 trường hợp trải qua trạng thái “chết lâm sàng” sau đó hồi sinh trở lại. Sau khi tập hợp những nghiên cứu trong vài thập kỷ ông đã xuất bản cuốn “Hồi ức về cái chết” nhằm giúp con người vạch ra chân tướng của cái chết. Có một sự tương đồng không thể xem nhẹ trong lời kể của những người đã “trải nghiệm cận kề cái chết” này, đại khái có thể quy về mười điểm sau: 1. Biết rõ về tin mình sẽ chết  – Họ tự mình nghe thấy bác sĩ hoặc người khác có mặt tại nơi đó tuyên bố rõ ràng về cái chết của mình. Anh ấy sẽ cảm thấy cơ thể trở nên yếu ớt đến cùng cực. 2. Trải nghiệm niềm vui  – ” Trải nghiệm cận kề cái chết ” ban đầu sẽ có cảm giác yên bình và thanh thản, khiến con người thấy vui sướng. Đầu tiên sẽ cảm thấy đau, nhưng nỗi đau này chỉ lóe lên rồi qua đi, sau đó sẽ thấy mình lơ lửng trong một không gian tăm tối, một cảm giác dễ chịu mà chưa từng được trải nghiệm bao bọc lấy anh. 3, Âm thanh kỳ...